Góc sức khỏe
Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ sẽ bị lây? kiến thức 2024 mới nhất
Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ sẽ bị lây? 2022 hot
“Nhìn vào mắt người đang bị đau mắt đỏ sẽ bị lây” là quan niệm đã quá phổ biến trong đời sống hàng ngày từ nhiều năm trước, nhưng đến nay chưa hoàn toàn có sự sửa đổi thỏa đáng.
Đường lây lan đau mắt đỏ
Theo 3 con đường chính:
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua dịch tiết
Cụ thể là nước bọt, nước mắt. Khi người bệnh ho, hắt xì, những giọt bắn mang mầm bệnh có thể bay xa tới 2-3m, người khỏe hít phải và lây bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh
Tiếp xúc gián tiếp tay-mắt từ đồ dùng cá nhân người bệnh
Dùng chung khăn mặt, cốc nước, bát đũa; tay nắm cửa, điện thoại, nút bấm cầu thang,…
- Tiếp xúc gián tiếp tay – mắt
Qua đường quan hệ vợ chồng
Vì vậy chúng ta chỉ có thể lây bệnh khi có sự dẫn truyền virus tới da, niêm mạc. Quan điểm cho rằng “nhìn vào mắt” người bệnh có khả năng lây bệnh là hoàn toàn sai lầm. Chỉ cần có phương pháp dự phòng vẫn hoàn toàn có thể sinh hoạt chung với người bệnh.
Làm gì khi trong nhà có người đau mắt đỏ?
- Điều trị tốt cho người bị đau mắt đỏ
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bàn chải, cốc nước, bát đũa, đồ chơi đặc biệt là thuốc nhỏ mắt với người bệnh
- Lau rửa, sát khuẩn những khu vực sinh hoạt chung như sàn nhà, bàn ghế. Sau khi sờ vào những vật dụng như khe nắm cửa, điện thoại cần rửa tay ngay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh đưa lên mắt, mũi, miệng, cầm nắm đồ ăn
- Quần áo, khăn mặt cần phơi nắng, giữ nhà thông thoáng
- Sinh hoạt vợ chồng nên hạn chế nếu một trong hai người nhiễm bệnh
- Riêng người bệnh: sát khuẩn kính mắt hàng ngày, không dùng kính áp tròng, hạn chế đến những nơi đông người, nếu phải ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người xung quanh.
Bác sỹ Y học dự phòng – Nguyễn Hằng